KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỚT

I. CHỌN GIỐNG

Giống phải có tính thích nghi cao với mùa vụ. Hiện nay, vụ Hè Thu có thể chọn giống ớt Hai mũi tên đỏ số 207, giống CN 225 để khám phá tốt với bệnh thán thư – nổ trái, vụ Đông Xuân có thể chọn giống P22, P34 vỏ trái dầy, màu đẹp, năng suất 10 – 15 tấn/ha tùy vào vùng đất, tùy vào điều kiện canh tác.

II. KỸ THUẬT TRỒNG

a) Thời vụ

Vụ sớm: gieo T8 – T9, trồng T9 – T10, thu hoạch T12 – T1 đến T4 – T5 năm sau.

Vụ chính (Đông Xuân): gieo T10 – T11, trồng T11 – T12, thu hoạch T2 – T3 trở đi.

Vụ mưa (Hè thu): gieo T4 – T5, trồng T5 – T6, thu hoạch T8 – T9 trở đi.

b) Chuẩn bị cây con trong bầu, khay:

- Trộn 1 đất + 1 phân chuồng ủ hoai + 0,5 tro trấu cho vào bầu/khay và gieo hạt vào chăm sóc, che nắng, phòng trừ sâu bệnh nhất là bọ trĩ chích hút làm lây lan bệnh vitrus. Cây con đạt 5 – 6 lá thật (30 – 35 ngày) có thể mang ra trồng, nếu có màng phủ có thể trồng sớm hơn (20 – 25 ngày tuổi).

- Giai đoạn này cây con dễ bị nấm bệnh, bọ trĩ, kiến tấn công có thể phòng trừ bằng:

+ Sau khi gieo hạt xong thì tưới Regent (3gr/8 lít nước) để ngừa kiến, côn trùng tấn công hạt giống

+ Cây được 15-20 ngày thì phun Strepti (25gr/ 25 lít nước) để quản lý nấm bệnh, vi khuẩn, 7 ngày lặp lại.

- Ngoài ra, cây con thường hay bệnh chết héo. Nên phun các sản phẩm gốc đồng để phòng và trị khi bệnh xuất hiện. Khi sử dụng thuốc nên ngưng tưới nước, không sử dụng phân ra rễ, Ure. Có thể sử dụng Strepti+3 với liều lượng 25gr/25L nước.

- Khi trồng một tuần, cần “luyện” cho cây con cứng cáp:

+ Tháo hết giàn và lưới che để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

+ Để cho cây bắt đầu hơi héo mới tưới nước và mỗi lần tưới cần tưới thật đẫm. Nên tưới đẫm nước trước khi trồng 3 – 4 giờ.

- Trước khi đem ra trồng 7 ngày, phun 25gr Strepti+3 + 10ml Aspida Extra cho 10Lít giúp cây cứng cáp.

- Nhốm bầu nhẹ cho cây không bị sốc, đứt rễ. Cây 30 – 40 ngày là đem ra ngoài trồng được, nếu cây cao thì bấm đọt.

Lưu ý: Trong giai đoạn cây con, không nên tưới phân hạt hay phân bón lá vì dễ làm cây con bị chết khi đem ra trồng.

c) Xử lý đất lên liếp:

Nếu trồng trên đất ruộng thấp: Trước khi trồng nên đưa vào ngập ruộng 10cm, rải 100kg vôi cho 1.000m2. Ngâm khoảng 7 – 10 ngày, sau đó tháo nước ra và tiến hành lên liếp. Liếp cao 30 – 50cm, mặt liếp rộng 70 – 80 cm, liếp cách tiếp 1,2m tính từ giữa liếp.

Khoảng cách trồng:

Có thể trồng hàng đơn để tận dụng tái sinh hoặc trồng hàng đôi

Trồng hàng đơn cây cách cây 40cm.

Trồng hàng đôi cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 50cm.

Nếu phủ bạt trước khi đặt cây để hạn chế sâu bệnh, cỏ dại và giữ kết cấu đất luôn tơi xốp cho rễ mọc khỏe về sau.

Tỉa cành:

Tỉa bỏ tất cả những cành mọc phía dưới chảng bao, tạo điều kiện thông thoáng, đủ ánh sáng bên dưới tán cây để hạn chế mầm bệnh tấn công. Khi có cành, lá, trái bị sâu bệnh xâm nhiễm cũng nên mạnh dạn cắt bỏ và đem ra khỏi ruộng thiêu hủy để tránh lây lan.

d) Phân bón gốc:

Bón lót: Rải lót vôi (100 – 200kg/công), lân (2 bao/công), phân NPK 20-20-15 (2 bao/công) + phân hữu cơ 50kg hoặc RootSati 10kg/công.

e) Chăm sóc ớt sau khi trồng

Giai đoạn 7 – 20 ngày sau trồng:

+ Sử dụng 3kg Ure + 5kg DAP cho 1 công. Phối hợp với Roots Thần Nông/Root Plus (10ml/10L nước) để kích rễ, bung chồi. Sử dụng định kỳ 7 ngày/lần.

+ Quản lý tốt nấm bệnh và nhóm chích hút trên ớt, cây xanh tốt lá dày bằng các nhóm thuốc gốc Đồng, lưu huỳnh hữu cơ như Strepti, Aspida Extra. Nên phun ướt gốc lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Sử dụng định kỳ 7 ngày/lần.

- Khi thấy cây “bắt” được phân lót đầu vụ (cảm quan cây sung tốt), thì ngưng tưới Ure, DAP và Roots Thần Nông. Giai đoạn cho trái chỉ phun sâu bệnh, dinh dưỡng qua lá.

Giai đoạn trái

- Phát triển hoa: Cần cung cấp Canxi, Bo, kích thích tố sinh học giúp cây thụ phấn tốt tăng khả năng đậu trái, bông khỏe, hạn chế nấm bệnh như Calcimax-B liều lượng 50ml/25L nước.

- Khi trái đang phát triển: Cây cần rất nhiều can-xi và kali để tạo trái có vỏ dầy, cứng chắc, nặng cân, mẫu mã đẹp, ít úng thối, phòng ngừa nổ trái, nứt trái. Có thể sử dụng Calcimax-B kết hợp với thuốc bệnh giúp quản lý bệnh và sâu hại trái.

III. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI

Bệnh hại

- Các bệnh hại thường gặp trên ớt như: Thán thư, thối đọt non, nhũng lá, vàng rụng lá, vàng cuốn trái, chết héo cây con, héo tươi, nám trái, phấn trắng.

- Có thể phối hợp và luân phiên các loại thuốc để phòng và trị bệnh hại như: Strepti, Dife Super, Azditi max, Tripiti Top + Kasuti, Trimycin.

Sâu hại

- Sâu hại thường gặp trên ớt như Bọ trĩ, nhện đỏ, sâu đục trái, sâu ăn tạp, rầy phấn trắng, rầy mềm, rệp nhớt, ruồi đục trái.

- Luân phiên phối hợp các loại thuốc Antibactro, Angun 5WG, Actara

Sản phẩm nổi bật

CALBO-ZIN

CALBO-ZIN

    • Phân bón lá trung - vi lượng
  • Sản phẩm nhập khẩu 100% từ Ý (ITALY)
Liên hệ
TITA-BACTE

TITA-BACTE

  • Bạc lá
  • Vàng lá do vi khuẩn
Liên hệ
TRIPRO-HB 700WP

TRIPRO-HB 700WP

  • Phòng trị đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông
Liên hệ
TRIPRO-HB 700WP

TRIPRO-HB 700WP

  • Phòng trị đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông
Liên hệ
TITA-1 GROW

TITA-1 GROW

  • Đẳng cấp Ni-Ma cây khỏe vươn xa
  • Nhập khẩu 100% từ Ba Lan
Liên hệ
TT RƯỚC HẠT

TT RƯỚC HẠT

  • Cây chắc khỏe, lá đòng xanh cứng
  • Cứng cây hạn chế đỗ ngã
  • Vào hạt nhanh, hạt chắc, vàng lá, nặng ký
  • Chống chịu tôt khi gặp thời tiết bất lợi, tăng năng 
Liên hệ
TITA-FOLINE

TITA-FOLINE

  • Lem lép hạt
  • Vàng lá chín sớm
Liên hệ
TITA-FOLINE

TITA-FOLINE

  • Lem lép hạt
  • Vàng lá chín sớm
Liên hệ
TT RƯỚC HẠT

TT RƯỚC HẠT

  • Cây chắc khỏe, lá đòng xanh cứng
  • Cứng cây hạn chế đỗ ngã
  • Vào hạt nhanh, hạt chắc, vàng lá, nặng ký
  • Chống chịu tôt khi gặp thời tiết bất lợi, tăng năng 
Liên hệ
TITA-2 RICE

TITA-2 RICE

  • Phát rễ, tạo đòng
  • Lá xanh, bông mượt
Liên hệ

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

THÔNG TIN LIÊN HỆ

➤ Địa chỉ: Số 65, Đường Điện Biên Phủ,

P. Mỹ Phước, Tp Long Xuyên, An Giang

➤ Hotline: 0296 3959 977 - 0918 684 304

➤ Email 1: info@titatrading.com 

➤ Email 2: info.titaco@gmail.com

Thiết kế web bởi titatrading.com

 
 

0918 684 304

 

Ngôn ngữ