KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM SÀNH

 

 

1. Thời vụ, chuẩn bị đất và trồng cây chắn gió

a. Thời vụ

Cây có múi thường được trồng vào đầu mùa mưa để đỡ công tưới, tuy nhiên cũng có
thể trồng được quanh năm nếu chủ động nguồn nước tưới.

b. Chuẩn bị đất trồng:

Dùng đất tốt như đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông... để đắp mô. Mô có hình tròn, đường kính 0,6-0,8 m; cao 0,3-0,5 m. Đất đắp mô có thể trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục, xử lý đất bằng Carbofuran, Diazinon để trừ côn trùng và vôi để ngừa bệnh.

c. Trồng cây chắn gió và che mát: 

Cây có múi thích hợp ánh sáng tán xạ, do đó phải trồng cây che mát cho cam, quít bưởi như các loại cây mãng cầu xiêm, so đũa,... Đồng thời, trồng cây chắn gió như dừa, xoài, các loại cây lấy gỗ trên bờ bao... để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, sự lây lan của côn trùng, nấm bệnh.

2. Khoảng cách trồng và đắp mô 

a. Khoảng cách trồng

- Khoảng cách trồng: 1m – 1.2m

- Số lượng cây: 400 – 450 cây/công

- Thời gian: 2 – 2.5 tháng lấy 1 cơi đọt. Từ cơi đọt 4 trở đi lấy từ 2.5 – 3 tháng.

- Trồng 12 tháng có thể xử lý ra bông (cơi 5). Nếu chăm sóc tốt. 

b. Đắp mô, bồi liếp

- Trong 2 năm đầu sau khi trồng: Mỗi năm bồi 1-2 lần bằng đát bùn ao, đất bãi sông phơi khô. Năm thứ ba trở đi thì bồi liếp mỗi năm 1 lần khoảng 2-3cm nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng, đồng thời nâng cao tầng canh tác. Chú ý không bồi sát gốc.

- Mực nước trong mương: Cây có múi nói chung, cây cam nói riêng rất mẫn cảm với nước. Vì vậy, cần để mực nước trong mương cách mặt liếp khoảng 50 – 80cm.

3. Tủ gốc giữ ẩm và cắt tỉa cành

a. Tủ gốc, giữ ẩm

- Rễ hấp thu dinh dưỡng đa số mọc cạn, mùa nắng nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng xấu đến rễ, do đó cần tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, lục bình (cách gốc ít nhất 20cm)

- Ngoài ra, trong vườn cần duy trì thảm cỏ có rễ ăn cạn như rau trai để giữ ẩm trong mùa nắng, làm thông tháng đất trong mùa mưa và giảm thiết hại cho cây trong mùa lũ. Nếu cỏ mọc cao nên cắt cỏ bớt (không xới gốc).

b. Cắt tỉa:  Thường xuyên cắt tỉa cành già, cành vượt, cành sâu bệnh, cành mọc từ gốc ghép để vườn cây thông thoán hạn chế sâu bệnh phát triển.

4. Bón Phân

Tùy theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao.

Năm tuổi

Loại phân (g/cây/năm)

Urea

Super lân

Kali

1 – 3

100 - 300

300 – 600

100

4 – 6

400 – 500

900 – 1200

200

7 – 9

600 - 800

1500 – 1800

300

Trên 10

800 – 1600

2000 - 2400

400

- Đối với cây 1-2 năm tuổi:

+ Phân đạm: Nên pha vào nước để tưới, 2 – 3 tháng tưới một lần

+ Phân lân và kali: bón một lần vào cuối mùa mưa.

- Đối với cây trưởng thành chia làm 4 lần bón/năm

+ Lần 1: Trước khi cây ra hoa: Bón 1/3 Urea.

+ Lần 2: Sau khi đậu trái 6 – 8 tuần: Bón 1/3 Ures + ½ Kali

+ Lần 3: Trước khi thu hoạch trái 1 – 2 tháng: bón ½ Kali còn lại

+ Lần 4: Sau khi thu hoạch trái bốn toàn bộ lân và 1/3 Urea

- Kết hợp bón 10 – 20kg phân hữu cơ/gốc.

+ Cách bón: Dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 – 10 cm, rộng 10 – 20 cm cách gốc 0,5 – 1m (Tùy tán cây); cho phân vào lấp đất lại và tưới nước.

+ Khi cây giao tán nên dùng cuốc xúc nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, cách gốc khoảng 50cm. Tưới đẫm liếp trước, sau đó rải phân thẳng lên mặt liếp.

+ Hằng năm, càn bón thêm phân hữu cơ hoai mục cho cây nhằm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa giúp đất tơi xốp, giúp bộ rễ cây phát triển tốt.

+ Để cung cấp thêm vi lượng cho cây, có thể bón thêm phân qua lấ như HVP, Komix,… vào giai đoạn cây ra lá non và khi trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần phun cách nhau 10 – 15 ngày, phun 4 – 5 lần/vụ.

+ Cần bón vôi hàng năm với lượng 200 – 500gr/ha/năm có thể bón đến 1 tấn/ha/năm.

5. Xử lý cây ra hoa nghịch mùa

a. Chuẩn bị làm bông

- Sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành vô hiệu và bón phân để phục hồi sau mùa cho trái.

- Phun thuốc cỏ, bón phân kết hợp xiết nước tạo khô hạn. Thời gian xiết nước kéo dài khoảng 3 tuần đến khi thấy lá hơi héo thì cho nước vào mương cách mặt đất 20 – 30cm trong 12 giờ, sau đó rút bớt nước ra còn cách mặt liếp 50 – 60 cm để không làm rễ cây bị tổn hại.

b. Tạo mầm

- Sử dụng hóa chất có hàm lượng Lân cao để phân hóa mầm hoa kết hợp Paclobutrazol để chặn không cho đọt non ra sớm. Có thể sử dụng hóa chất MKP, Pacsati, lân 86. Phun liên tục 7 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Tùy vào thời tiết mưa nhiều hay ít có thể tăng hoặc giảm liều lượng thuốc cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Phun lần 8 (phá lá) có thể sử dụng Ethetimix để kích rụng lá và thúc đẩy ra hoa. Sản phẩm cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp lá cây mau già. Nên phun ướt đều qua 1 lượt không phun rà lại.

Chú ý:

- Lân 86 không nên phun >1.5kg/220L nước vì dễ làm cháy lá non, trái non bị phỏng, rụng trái non.

- Phá lá bằng Thiore tất cả những trái cam có nước sẽ rụng, trái nhỏ ít ảnh hưởng hơn,

- Không nên lãi bỏ đọt trong khi làm bông.

c. Dưỡng mầm

- Sau khi phá lá 5 – 7 ngày phun dưỡng mầm tránh hiện tương chết trà (cành nhện). Có thể dùng 250ml Samtonik + 250ml TV1 12-3-4 TE + 100ml Antibactro cho 220L nước

- Kết hợp với vô nước để cây mau tỉnh và không chết trà (vô nước nửa mương ngày sau cho vô như bình thường để tránh cho cây bị sốc).

- Khi thấy ướm mầm tiến hành kéo bông.

 + Lần 1: Samtonik + TV1 kết hợp thuốc sâu sinh học để phòng ngừa sâu hại.

 + Lần 2: Sau 7 ngày phhun lần 1, phun lại Samtonik + Sumophos + Calcimax-B + Strepti+3. Phụ lặp lại 1 đến 2 lần đến khi cây ra hoa rộ. Giai đoạn này cung cấp lân cao, canxi, bo giúp mầm phân hóa mầm hoa, bên cạnh đó kích thích tố sinh học có trong Calcimax-B giúp hoa phát triển, tăng khả năng đậu trái. Strepti phòng ngừa bệnh do nấm và khuẩn trên bông và trái sau này.

d. Giai đoạn đậu trái

- Để tăng khả năng đậu trái, hạn chế rụng hoa và trái non. Tăng sức đề kháng giúp trái non hạn chế sâu bệnh tăng phẩm chất trái.

- Phối hợp loại thuốc sau: 250ml Algasil + 250ml Calcimax-B, Azditi Max. sau 7 ngày phun lại lần 2 bằng Algasil, Bokati, Thuốc sâu, bọ trĩ (WG).

e. Giai đoạn nuôi trái

- Giai đoạn cây mang trái rất cần dinh dưỡng, các thành phần trung vi lượng giúp cây nuôi trái vì vậy nên bổ sung phân bón gốc và bón lá. Tốt nhất nên dùng phân hữu cơ có các nguyên tố trung vi lượng. Có thể bổ sung vi lượng qua lá như Micro, chuyên gia dưỡng chất lượng nông sản Karinto.

g. Phòng trị dịch hại

❖ Sâu Hại

- Trên đọt non:

+ Rầy chồng cánh: Tác nhân chình lây truyền bệnh vàng lá gân xanh.

+ Rầy mềm: Làm đọt biến dạng, quăn queo.

+ Sâu nhíu đọt, sâu vẽ bùa gây biến dạng lá, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp

+ Rệp sáp: Gây hại trên tất cả các bộ phận của cây: Lá, cành, trái, rễ.

+ Cách phòng trị:

 ● Phun thuốc lần 1 khi đọt non vừa nhú

 ● Phun lặp lại lần 2 sau 1 tuần

 ● Khi sử dụng các loại thuốc sâu phải phun trị sớm, nếu để trễ lá sẽ bị biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, khó trị. Có thể luân phiên các loại thuốc: Antibactro+++, Abati 3.6EC, Abati Super 3.6EC.

- Trên bông và trái:

+ Sâu ăn bông: Ăn bông làm bông không thể phát triển.

+ Bọ trĩ: Gây hại trên bông làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của bông, trên trái gây đốm trái, da trái sần sùi, trái nhỏ

+ Nhện đỏ, nhện vàng: Làm trái sần sùi, mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến năng suất

+ Phun thuốc định kỳ khi bông mới hình thành đến khi đậu trái non

+ Sử dụng luân phiên các loại thuốc

 ● Giai đoạn bông: Các loại thuốc dạng WG ít ảnh hưởng bông, làm mát bông.

 ● Giai đoạn trái hết rụng sinh lí: Dùng nhiều gốc thuốc luân phiên nhau (EC, SC,…) 

Bệnh hại

- Nứt thân chảy nhựa, xì mủ

+ Ngừa: Quét gốc cây mỗi năm 1-2 lần ( đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, quét Strepti 100gr/10 kg sìn non.

+ Khi có vết bệnh: dùng dao cạo phần vỏ bị bệnh, pha 100g Strepti + 100g Insuran /0,5lit nước dùng cây cọ quét thuốc lên vết bệnh 2 lần cách nhau 7 ngày.

- Bệnh ghẻ loét 

+ Bệnh gây hại trên lá và trái giai đoạn còn non. Nên để đạt hiệu quả cao nhất nên ngừa 1-2 lần vào lúc cơi đọt mới ra hay vừa đậu trái non.

+ Dùng 1g Strepti3+ /1L nước. Phun ướt đều hai mặt lá và hoa.

 

 

Sản phẩm nổi bật

TT RƯỚC HẠT

TT RƯỚC HẠT

  • Cây chắc khỏe, lá đòng xanh cứng
  • Cứng cây hạn chế đỗ ngã
  • Vào hạt nhanh, hạt chắc, vàng lá, nặng ký
  • Chống chịu tôt khi gặp thời tiết bất lợi, tăng năng 
Liên hệ
TITA-FOLINE

TITA-FOLINE

  • Lem lép hạt
  • Vàng lá chín sớm
Liên hệ
TITA-FOLINE

TITA-FOLINE

  • Lem lép hạt
  • Vàng lá chín sớm
Liên hệ
TT RƯỚC HẠT

TT RƯỚC HẠT

  • Cây chắc khỏe, lá đòng xanh cứng
  • Cứng cây hạn chế đỗ ngã
  • Vào hạt nhanh, hạt chắc, vàng lá, nặng ký
  • Chống chịu tôt khi gặp thời tiết bất lợi, tăng năng 
Liên hệ
TITA-2 RICE

TITA-2 RICE

  • Phát rễ, tạo đòng
  • Lá xanh, bông mượt
Liên hệ
TITA-2 RICE

TITA-2 RICE

  • Phát rễ, tạo đòng
  • Lá xanh, bông mượt
Liên hệ
ALGACAL

ALGACAL

  • Canxi-N hữu cơ từ tảo biển
  • Sản phẩm nhập khẩu 100% từ Ai-Len
Liên hệ
ALGACAL

ALGACAL

  • Canxi-N hữu cơ từ tảo biển
  • Sản phẩm nhập khẩu 100% từ Ai-Len
Liên hệ
TITA-2 BUD

TITA-2 BUD

  • Hấp thu nhanh, tạo mầm mạnh
Liên hệ
ANTIROCIS GOLD PLUS

ANTIROCIS GOLD PLUS

  • Phòng trị sâu xanh da láng, sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu đục quả
Liên hệ

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

THÔNG TIN LIÊN HỆ

➤ Địa chỉ: Số 65, Đường Điện Biên Phủ,

P. Mỹ Phước, Tp Long Xuyên, An Giang

➤ Hotline: 0296 3959 977 - 0918 684 304

➤ Email 1: info@titatrading.com 

➤ Email 2: info.titaco@gmail.com

Thiết kế web bởi titatrading.com

 
 

0918 684 304

 

Ngôn ngữ